F tháng 2 2015

Vẻ đẹp Vịnh Nha Trang về đêm

Nếu ban ngày, phố biển Nha Trang được ví như một “nàng công chúa” xinh đẹp nằm nghiêng mình bên bờ vịnh xanh, thì khi đêm về, “nàng công chúa” ấy khoác lên mình bộ xiêm y lộng lẫy, lung linh nhất để đi trẩy hội.

Vinpearl Land - Thiên đường vui chơi giải trí

Vinpearl Land hay Khu du lịch Hòn Ngọc Việt là một khu du lịch sang trọng của Nha Trang nằm trên đảo hòn Tre. Vinpearl Land thành lập năm 2001, lên sàn chứng khoán HOSE từ năm 2008 và là một cơ sở của tập đoàn Vingroup.

Khu di tích Tháp Bà Ponagar

Khu di tích Tháp Bà Ponagar, Nha Trang - Khánh Hoà là một trong những quần thể kiến trúc thuộc nền văn hóa Chăm Pa có quy mô vào loại lớn nhất còn lại ở miền Trung Việt Nam.

Thứ Năm, 12 tháng 2, 2015

Tham quan đèo Khánh Lê dài nhất Việt Nam ở Nha Trang


Nha Trang nổi tiếng với nhiều bãi biển, hòn đảo tuyệt đẹp thu hút nhiều du khách đến đây tham quan. Thế nhưng ít ai biết rằng Nha Trang có đèo Khánh Lê uốn lượn trải dài nối lền Nha trang với Đà Lạt.
Khánh Lê là con đèo dài nhất Việt Nam từ Nha Trang đi Đà Lạt – nối liền hoa và biển, có nhiều tên gọi nhưng chỉ có một sườn. Khánh Lê đúng là một con đường đèo đầy chất thơ và nhiều cảm xúc.
Tham khảo thêm tour du lịch Nha Trang 4 ngày 3 đêm

Đèo Khánh Lê dài 33 km là con đèo dài nhất Việt Nam (con đèo dài thứ hai là đèo Pha Đin 32 km) , thực chất là đèo một sườn. Sườn phía Khánh Hòa chiếm đại bộ phận chiều dài con đèo, từ cao trình khoảng 200m ở Khánh Lê lên đến 1700m. Sườn phía Lạc Dương thoai thoải tử độ cao 1700m xuống 1500m nên du khách có cảm giác con đèo chỉ là một con dốc lớn. Con dốc vĩ đại này cũng chính là sườn đông của Trường Sơn Nam.

Đèo Khánh Lê
>>>>Xem thêm: Suối Ba Hồ một thắng cảnh đẹp ở Nha Trang

Đường tỉnh 723 / 652 nối đoạn cuối tỉnh lộ 723 tại huyện Lạc Dương tỉnh Lâm Đồng với tỉnh lộ 652 tại huyện Khánh Vĩnh, Khánh Hòa. Do đó nó cũng là đường nối thẳng biển Nha Trang với cao nguyên Lâm Đồng, nối Quốc lộ 20 trên cao nguyên với Quốc lộ 1A ven biển. Vì vậy nó còn được gọi là "con đường nối biển và hoa". Đây là con đường liên tỉnh mới mở nên tên gọi cũng chưa thống nhất. Lâm Đồng coi nó là tỉnh lộ 723 của Lâm Đồng nối dài. Còn Khánh Hòa coi nó là tỉnh lộ 652 nối dài. Con đường ra đời rút ngắn khoảng cách từ Nha Trang đến Đà Lạt gần 80km, chỉ còn gần 140km so với con đường vượt đèo Ngoạn Mục, Ninh Thuận dài 220km trước đây.

Có rất nhiều tên gọi được đặt cho đường đèo. Người dân Khánh Hòa thì gọi là đèo Khánh Lê. Người dân Lâm Đồng gọi đèo Bi Đoup, theo tên đỉnh núi Bi Đoup cao 2287m của cao nguyên Lang Biang mà con đèo cắt ngang gần đó. Cũng có người gọi là đèo Hòn Giao theo tên dãy núi Hòn Giao nằm ở phía Bắc con đèo. Dù là tên gì thì con đèo vẫn là con đường du lịch đầy chất thơ và cảm xúc. Khách vừa ngẩn ngơ vì vẻ đẹp lẫn lo ngại vì sự cheo leo nguy hiểm bậc nhất Việt Nam.

Ở độ cao trên 1.000m ( vùng đỉnh đèo) - nơi giáp ranh giữa hai tỉnh Lâm Đồng và Khánh Hòa, là nơi có lượng mưa lớn và nhiều nhất so với Nha Trang và Đà Lạt, đặc biệt là buổi chiều. Thậm chí vào mùa hè, tại Nha Trang và Đà Lạt không có mưa nhưng tại khu vực này vẫn có lượng mưa lớn, bất chấp thời tiết tốt hoặc nắng gắt vào buổi sáng. Vì vậy những ai có nhã ý băng qua con đèo này vào buổi chiều cần phải trang bị áo mưa cẩn thận để đề phòng. Ngoài ra, vào mùa thu và mùa đông, sương mù khá dày xuất hiện trên đèo Khánh Lê vào buổi chiều khoảng tầm 2 giờ chiều trở đi.

Đèo Khánh Vĩnh là một bảo tàng thiên nhiên vĩ đại về cảnh quan, đất đá, và đa dạng sinh học. Thiên nhiên kỳ thú và con người nhân hậu, cảm giác hứng thú và sợ hãi khi đi trên con đèo hiểm trở ẩn hiện trong mây, những khao khát được trải nghiệm, được hiểu biết, …đã tạo ra sức hấp dẫn rất lớn đối với du khách trong và ngoài nước.
Đèo Khánh Lê đã trở thành điểm du lịch của nhiều du khách Tour lịch Nha Trang 5 ngày 4 đêm khi đặt chân tới Nha Trang. Bạn đừng bỏ lỡ việc tham quan đèo Khánh Lê con đèo dài nhất Việt Nam Nhé.
Nguồn:Sưu tầm

Thứ Ba, 10 tháng 2, 2015

Thưởng thức gỏi cá mai Nha Trang

Nha Trang là thiên đường du lịch và nghỉ dưỡng được nhiều người yêu thích,Không những thế ẩm thực Nha Trang cũng vô cùng phong phú và đa dạng, đặc biệt là các món ăn từ hải sản. Nếu đã từng đi du lich Nha Trang chắc hẳn bạn đã thưởng thức hoặc được nghe về món gỏi cá mai- một đặc sản Nha Trang tuyệt ngon.

Ở Nha Trang, gỏi cá mai là món ăn thường được nhiều người lựa chọn để chiêu đãi khách . Cá mai to cỡ ngón tay cái, mình trơn, dẹp, có vẻ hơi giống cá cơm nhưng không vảy, sọc dọc, thịt ngọt và rất ít tanh. Loại cá này hầu như chỉ dùng để chế biến độc một món nổi tiếng là bóp gỏi.
Hầu như nhà hàng hải sản hay quán ăn bình dân chuyên bán đồ biển nào ở Nha Trang cũng có gỏi cá mai. Bạn có thể thử tại các quán hải sản trên đường Ngô Sĩ Liên, Tháp Bà hay đường Hai Tháng Tư.

Gỏi cá mai thường tốn thời gian ở khâu chế biến nếu muốn đảm bảo chất lượng và hợp vệ sinh. Cá được chọn phải thật tươi, mới bắt từ biển về. Mất công nhất là khâu rút xương, thực hiện trên từng con cá và lấy giấy thấm thật ráo thì món gỏi mới ngon.


      >>>>Xem thêm: Thưởng thức món bún bò Nha Trang với hương vị cực ngon

Món ăn mang đậm phong vị biển, xuất hiện nhiều trên mâm cơm của người dân vùng chài lưới các tỉnh miền Trung.


Có nhiều cách làm tái cá mai, bạn có thể dùng me, chanh, khế chua, giấm hay quả chùm ruột chua để bóp. Thịt cá sau khi bóp chua sẽ chuyển từ màu trắng trong sang trắng ngà, đục.

Lúc này, thịt cá mai đã chín, người làm mới đem trộn với thính (thường làm từ hạt đậu nành rang thơm rồi giã mịn) rắc đều lên trên. Hành tây lát mỏng, gừng thái chỉ, các loại rau thơm như răm, húng quế, ngò, tía tô, diếp cá, húng... xắt sợi và trộn đều với cá, nêm gia vị vừa ăn là hoàn thành.

Yếu tố quyết định nhiều nhất đến món gỏi có lẽ nằm ở phần nước chấm. Nhiều người thường cẩn thận lấy xương cá mai luộc để làm nước chấm cho ngọt. Bỏ thính vào nước luộc xương cá, nấu sệt, để nguội, trộn cùng ít thịt băm và mắm ớt tỏi chanh chua ngọt theo tỷ lệ phù hợp sẽ tạo ra bát nước chấm gỏi đúng vị.



Gỏi cá mai thường ăn kèm với bánh tráng cuốn rau sống, gồm xà lách, khế chua, dưa leo, chuối chát, rau thơm…

Món gỏi cá ngon phải có vị chua dịu của chanh, cay từ ớt, lại ngọt tự nhiên nhờ cá kết hợp với hương vị mắm đặc trưng trong nước chấm và thanh mát từ rau sống. Nước chấm có vị vừa ngọt vừa thơm, lại béo nhưng không gây ngán.

Ở Nha Trang, hầu như nhà hàng hải sản hay quán ăn bình dân chuyên bán đồ biển nào cũng có món này. Nếu băn khoăn không biết nên ăn ở đâu, bạn hãy đến các quán hải sản trên đường Ngô Sĩ Liên, Tháp Bà, đường Hai Tháng Tư…, mỗi quán có những hương vị đặc trưng riêng nhưng đều rất được lòng thực khách.
Gỏi cá mai là món ăn được nhiều người ưa thích, vị thơm của cá,chua chua ngọt ngọt của nước chấm hòa quyện lại tạo cho người ăn cảm giác ngon và muốn ăn thêm. Bãn đã ăn gỏi cấ mai chưa? Nếu chưa thì hãy tham gia tour Nha Trang để thưởng thức đặc sản này nhé.
Nguồn: Sưu tầm

Thứ Năm, 5 tháng 2, 2015

Khám phá làng chài Trí Nguyên ở Nha Trang

Nha Trang bình yên và giản dị với những làng chài  có truyền thống đánh bắt hải sản lâu đời. Con người ở đó dũng rất thân thiện và chất phác. Làng chàiTrí Nguyên  là một làng chài nhỏ thu hút đông đảo khách du lịch tới đây.

Làng chài là tên gọi của một làng nhỏ khoảng 50 nóc nhà, nằm khuất sau ngọn núi thuộc khóm đảo Trí Nguyên, phường Vĩnh Nguyên, Nha Trang. Đây là một điểm đến du lịch hấp dẫn cho bất cứ du khách nào trong cuộc lãng du ngắm nhìn biển, đảo. Đến độ du khách đặt chân đến đây cũng rất hào hứng vì không cảnh tuyệt vời , cách ăn uống ngon miệng bởi cách chọn món ăn và cách chế biến rất lạ theo cách của ngư dân




Tìm hiểu về địa danh Làng Chài, được giải thích ngày xưa, cả cụm đảo Trí Nguyên không có dân cư, rồi những cơn bão lớn khiến cho ngư dân các tỉnh miền Trung như Quảng Ngãi, Bình Định, Quảng Nam đã phải đem thuyền vào đây trú ẩn. Sau đó, đất lành chim đậu, họ đã chọn lựa đảo Trí Nguyên như nhiều hòn đảo khác trong khu vực vùng biển Nha Trang bắt đầu cuộc sống mới, và tất nhiên cũng mỗi ngày lên thuyền ra khởi săn bắt tôm cá.

Làng Chài chỉ là một bộ phận dân cư của làng đảo Trí Nguyên, là nơi mà du khách đều có thể ngắm nhìn khi dạo biển hoặc khi qua đảo Hòn Tằm. Một eo biển nhỏ lô xô những ngôi nhà, nhiều thuyền bè và rất nhiều các bè nuôi tôm cá nhìn giống như một làng nỗi trên biển. Các chủ thuyền du lịch thường giới thiệu khách đến Làng Chài để ăn trưa, ăn chiều với cách ăn rất ngư dân, khiến cho ai một lần đến đây đều đọng mãi ấn tượng, không thể nào không giới thiệu cho bạn bè. Còn buổi chiều trời hè nắng nóng hay cả khi bạn chợt thèm hưởng không khí rất riêng ở Làng Chài, có thể thuê một chiếc canô để chạy ra Làng Chài với thời gian chừng 5 phút.

Chúng tôi bắt đầu rời Cảng Cầu Đá khi nắng đã bắt đầu nhạt. Chiếc canô lướt sóng trong bầu trời hè. Thật thú vị khi đi trên biển trong mùa hè. Gió biển lồng lộng và nước biển xanh khiến cho cảm giác trở nên thanh thoát. Tàu chỉ ra biển là đã thấy những bè nuôi tôm, nuôi cá. Nhưng bè nuôi tôm cá ấy giống như những ngôi nhà trên mặt nước, ngoài các bè nỗi còn có những căn nhà cho chủ nhân ở lại giữa biển canh giữ tài sản của mình. Anh Hân, người lái canô cho biết chủ các lồng bè kia rất hiếu khách, nếu thích thì có thể dừng lại ở lồng bè nào đó, lên bè rồi cùng thả câu kiếm mồi, tự chế biến mà ăn. Tuy nhiên, theo anh thì do lưới giăng ở vùng biển này dày đặt nên tốt nhất là ra Làng Chài, câu cá hoặc mực trong các lồng nuôi sẳn cho chắc chắn.

Nếu thích, bạn sẽ thử chinh phục biển cả bằng chiếc thuyền thúng. Chắc chắn là chưa chèo thuyền thúng lần nào, nếu cầm mái chèo, bạn sẽ làm cho chiếc thúng xoay vòng vòng chứ không đi đường thẳng. Bạn có thể theo thuyền ra các bè cá nằm ở giữa biển. Những bè cá này do người dân nuôi để phục vụ du khách là chính. Riêng chúng tôi đã theo anh Tâm ra bè cá của anh, và thật sự kinh ngạc khi đến đây, bởi chúng tôi có cảm giác như đang lạc vào một thế giới cá, mực khổng lồ.



Bè rất rộng, hơn 150m, ngăn nhiều ô khác nhau, mỗi ngăn lại nuôi một loại sinh vật biển. Ngay ô nuôi cá mú, chúng tôi bắt gặp những con cá dễ chừng nếu bắt lên cũng 4 - 5 ký. Anh Tâm cho biết chúng được nuôi vài năm nay cho nên lớn như thế. Tới ô nuôi mực càng ngạc nhiên vì những con mực nang nặng vài ký đang bơi lội. Rồi ô toàn là cầu gai, ô nuôi những con ốc bàn tay, mỗi con cũng hai ký... Cả bè cá ấy dày đặc các loại cá, mực, ốc hấp dẫn du khách. Ngay cả việc ngắm nhìn chúng bơi lội trong lồng bè đã ngăn lưới là điều thú vị cho chuyến đi. Ngắm nhìn các bè cá thảo thuê là bắt đầu câu cá hoặc mực. Anh Tâm đưa cho Phương, một cô bạn cùng đi theo chúng tôi trong chuyến ra Làng Chài, một cần câu để câu mực. Cần câu chỉ cột vào đó một con ghẹ sống làm mồi. Để câu được con mực hay con cá cũng là kỳ công. Hình như các con vật đã bị câu nhiều lần cho nên khi bị kéo lên là chúng vùng vẫy, nhất là con mực nang lại phun nước tung tóe, còn cá thì vẫy đuôi.

Ở quán Làng Chài của anh Tâm có loại rượu nhàu ngâm dưới biển uống rất ngon, và là loại rượu khá độc đáo. Chính anh Võ Văn Quân - Tổng Giám đốc XQ cũng đã nhờ anh Tâm ngâm cho cả trăm chai rượu nhàu để dùng trong các lễ hội XQ.

Ngồi bên ngôi nhà sàn nhìn ra biển, mặt trời chậm xuống bên kia núi, biển bắt đầu đổi màu, món đồ ăn chỉ là hấp, luộc, nướng cũng đủ ngon miệng cho một buổi chiều tận hưởng không khí làng Chài. Tuy nhiên, trong khi chờ đợi món ăn chế biến, bạn có thể tản bộ theo những con đường nhỏ ven biển, hoặc len sâu vào trong dân. Bạn sẽ thấy một bức tranh chấm phá của một ngôi làng mà người dân qua lại với nhau chỉ bằng đôi chân, bởi đường ở đây quá ngắn và qúa nhỏ, chẳng ai đi xe đạp hay xe máy.
Có dịp đến Nha Trang bạn hãy ghé qua tham quan làng chài Trí Nguyên khám phá thêm nhiều nét đẹp của con người và thiên nhiên. Chúc bạn có một chuyến du lịch thú vị.
Nguồn: Tổng hợp

Thứ Ba, 3 tháng 2, 2015

Kinh nghiệm hữu ích để lựa chọn khách sạn phù hợp khi du lịch Nha Trang



Nha Trang là địa điểm du lịch lớn của nước ta, cùng với sự phát triển của du lịch kéo theo sự phát triển của hệ thống khách sạn nhà nghỉ phục vụ nhu cầu khách du lịch.Việc tìm phòng nghỉ ở đây không hề khó, nhưng điều quan trọng là bạn phải tìm được phòng phù hợp với điều kiện tài chính của bạn.Nha Trang lấy du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, cơ sở hạ tầng của thành phố này xây dựng đều hướng tới một mục đích là phát triển du lịch. Phân tầng được những vị khách du lịch đến đây nghỉ dưỡng nên thành phố này có thể chia thành bốn khu du lịch với những mức giá khác nhau.
1. Khu cao cấp

Khu vực này nằm dọc đường Trần Phú, con đường chính chạy dọc ven biển Nha Trang. Đây cũng là trung tâm thành phố, nơi tập trung các khách sạn 4 đến 5 sao hướng biển cùng các nhà hàng, quán bar, cafe, rạp chiếu phim cao cấp.

Giá phòng ở đây từ 800.000 đồng trở lên. Trong khách sạn, bạn được hưởng mọi tiện nghi. Ăn uống có thể ăn ngay trong nhà hàng khách sạn. Các nhà hàng hải sản nằm dọc con đường này giá cả cũng cao hơn so với các khu khác.Trên đường Trần Phú còn có nhà hát thành phố và khu chợ đêm nhộn nhịp, mở cửa từ 20h đến 23h. Đây cũng là con đường được trang hoàng lộng lẫy nhất ở Nha Trang. Từ các khách sạn, bạn có thể bước qua phố Trần Phú xuống biển, hưởng không khí mát mẻ dễ chịu với nắng vàng, cát trắng và biển thì xanh biếc một màu.

2. Khu dành cho người Tây





Ở Nha Trang có khu du lịch dành riêng cho các du khách thế giới đến nghỉ dưỡng

Khu vực nằm quanh các trục đường Hùng Vương, đường Biệt Thự tập trung các khách sạn nhỏ với đủ các loại phòng khách sạn có giá từ 300.000 – 500.000 đồng. Tại trục đường hình chữ thập này còn có rất nhiều các quán ăn nhanh, các cửa hàng quần áo, các quán bar, cửa hàng sách, các trung tâm mat-xa, các cửa hàng cho thuê xe đạp, xe máy… Khu vực tấp nập từ sáng đến đêm, rất nhiều đồ ăn Tây và bạn cũng dễ dàng tìm được quán ăn uống dù đã qua nửa đêm.

3. Khu bình dân

Đây là khu tập trung phía sau các đường nhánh ra Trần Phú như Nguyễn Chánh, Ngô Gia Tự, Yersin, Hoàng Hoa Thám…





Khu vực bình dân có rất nhiều các món ăn đặc sản của thành phố biển Nha Trang

Các khách sạn loại vừa có mức giá tầm 200.000 đồng trở lên. Vì là khu vực có dân cư sinh sống này có các khách sạn phục vụ khách bình dân, khách đoàn với phòng nghỉ hợp lý nhưng khá xa bãi biển. Tại đây còn có rất nhiều các nhà hàng ăn uống với các món ăn hàng ngày như cơm tấm, hủ tiếu, mỳ vằn thắn, cơm bình dân, và có những món ăn vặt mang đậm đặc trưng thành phố biển Nha Trang.

4. Khu giá rẻ





Cầu Trần Phú nhìn ra tháp bà Ponagar

Đây là khu vực nằm hơi xa thành phố, phải đi qua cầu Trần Phú và cách trung tâm khoảng 3 - 4 km. Hạn chế của khu vực này là bãi biển không đẹp nhưng lại gần Hòn Chồng và tháp bà Ponagar. Ăn uống đủ chủng loại với rất nhiều quán ăn vỉa hè: ngon, bổ, rẻ. Đặc biệt tại khu vực này tập trung nhiều quán ăn hải sản với giá cả rất dễ chịu. Bạn nên chịu khó rẽ vào các ngõ nhỏ trong phố, sẽ khám phá ra rất nhiều món ngon với chi phí rẻ bất ngờ. Bạn cũng có thể tìm được phòng ngủ với giá không tưởng ở một thành phố du lịch, chỉ với 120.000/ phòng mà vẫn sạch đẹp.

Đối với những các bạn trẻ, vẫn còn là sinh viên, với chi phí ít ỏi thì việc lựa chọn thuê phòng ở khu bình dân hay khu giá rẻ sẽ là sự lựa chọn hàng đầu. Tuy có cách xa biển nhưng đồ ăn ở đây vô cùng phong phú và hợp túi tiền. 
Với những chia sẽ trên và dựa vào khả năng tài chính của mình  hi vọng bạn có thể lựa chọn khách sạn phù hợp nhé. Chúc bạn có một chuyến du lịch vui vẻ.
Nguồn: Sưu tầm.

Thứ Hai, 2 tháng 2, 2015

Thưởng thức món bún bò Nha Trang với hương vị cực ngon

Nha Trang là thiên đường ẩm thực với các món ăn cực phong phú hấp dẫn. Đến Nha Trang nhiều du khách đã thưởng thức món bún bò đều cảm thấy vị ngon rất riêng của bún bó Nha Trang.
Bún bò Nha Trang còn hấp dẫn bởi thứ thịt bò mà hầu như ai ăn một lần cũng "khoái" ngay. Nó khá giống với loại thịt bò chín của phở Hà Nội, nhưng là phần thịt bò bắp, rất nhiều gân, được ninh nhừ và mềm với nước lèo thơm ngon.

Bên cạnh đó, một tô bún bò còn trở nên phong phú hơn nhờ có thêm tiết luộc, khoanh giò heo hoặc một khúc đầu móng giò béo ngậy.

Ngoài ra, một đĩa rau gồm giá đỗ, xà lách, bắp chuối thái mỏng cũng là thứ không thể thiếu khi thưởng thức bún bò Nha Trang. Có vậy, bạn mới tận hưởng được hết vị ngon, ngọt, thơm, mát của món ăn hấp dẫn này.Tuy không phải là đặc sản của Nha Trang, nhưng ai đã một lần ghé qua thành phố xinh đẹp này mà không thưởng thức một tô bún bò quả thật thiếu sót!

Gọi bún bò Nha Trang bởi tính chất đặc trưng của món bún bò Huế khi di cư vào Nha Trang đã được biến tấu thành món hợp khẩu vị, ngon đậm đà, rất riêng của Nha Trang mà vẫn không mất đi hương vị Huế!
Nếu tô bún bò Huế khi ăn có thịt bò tái hay chả lụa "làm mặt", thì bún bò Nha Trang không có. Và nếu bún bò Huế ăn với rau lặt (xà lách, rau thơm) thì rau ăn với bún bò Nha Trang là rau xắt ghém.

Tuy không phải là món ăn làm nên thương hiệu đi kèm theo địa danh, nhưng ở Nha Trang có thể nói ra ngõ là gặp....bún bò. Từ quán bình dân có giá khá mềm cho đến quán đắt tiền, hay trong thực đơn bữa sáng của các nhà hàng sang trọng, bún bò Nha Trang vẫn chỉ có một đặc trưng chung về cảm quan: màu sắc, mùi vị , rau ăn kèm. Nói cách khác bún bò bình dân hay bún bò cao cấp, nêm nếm mỗi quán có khác nhau chút đỉnh nhưng đều ngon như nhau.
Làm nên thương hiệu cho món bún bò và đặc trưng cho cách sành ăn về ẩm thực có lẽ do những vị chủ quán người Huế! Nổi tiếng lâu đời có bún bò O Thi ở đường Phan Chu Trinh. Khách quen thường gọi là bún bò cây me (dù bây giờ chẳng còn cây me nào). Thật ra không cần nói tên quán, bún bò khẳng định tên cho con đường như bún bò Hàn Thuyên, bún bò Ngô Gia Tự, Tô Hiến Thành, Hoàng Hoa Thám, Bạch Đằng ... và những quán bình dân thì không sao kể hết. Người ít vốn không có nghề chính làm kế sinh nhai, bày hàng bún bò, lấy công làm lời, bán chút buổi sáng cho học sinh, công nhân, người thu nhập thấp...cũng kiếm được tiền chợ hàng ngày.
Nghệ thuật nấu
Nấu bún bò bắt buộc phải có mắm ruốc mới ra mùi, vị. Giò heo nướng qua than hồng cho sém vàng rồi chặt khúc. Giò heo ngon là giò không lớn quá, ít mỡ và da không dày, nhưng phải đạt độ giòn. Hòa tan một, hai muổng canh mắm ruốc với nước rồi để lắng lấy nước trong. Ướp giò cùng bò bắp (hay bò nạm) với nước mắm ruốc đã lắng trong, thêm ít gia vị mắm, muối, tiêu, bột ngọt ... cho đậm đà, sao cho thịt có mùi thơm nhẹ của mắm ruốc.
Khoảng 30 phút thịt thấm đều. Bỏ thịt vào nồi xào sơ qua cho săn lại rồi đổ nước vào nấu (xăm xắp thôi), bỏ thêm ít tép sả đập giập. Trong thời gian nấu phải canh chừng vớt bọt và thịt giò vừa mềm (còn độ dai dai, sựt sựt), vớt giò ra trước rồi đổ nước tiếp vào nấu cho thịt bò mềm thì vớt ra và nêm nếm gia vị cho nồi nước dùng được ngon, vừa ăn. Nồi nước lèo có hấp dẫn hay không còn do nước màu nổi váng trên mặt. Nếu ăn cay làm nước màu bằng ớt bột (xào ớt bột cho đạt màu đỏ đẹp và thơm). Nếu không ăn cay thì thay ớt bằng hột điều. Nước màu là khâu hoàn tất để chuẩn bị ăn.

Thịt bò vớt ra để nguội xắt lát không dày quá và không mỏng quá. Với cách nấu đơn giản này, rất dễ dàng tổ chức cho gia đình bữa bún bò ăn đã đời! Có người giản tiện hơn nữa, cho tất cả thịt vào nấu với gia vị bún bò có bán sẵn thành món "fast food", ngon mà rẻ và no!
Ăn bún bò phải là bún cọng to mới đúng điệu. Tuy nhiên có người lại thích ăn bún cọng nhỏ (cho thấm), nói chung tùy theo ý thích mỗi người mà chủ quán đáp ứng yêu cầu. Một nhúm bún trụng qua nước nóng già, cho vào tô. Sắp đều thịt bò lên mặt một bên, bỏ thêm khoanh giò một bên rồi chan nước vào, bỏ thêm nhúm hành lá, rưới thêm tí tiêu.... là có tô bún thật sự hấp dẫn.
Cái đặc biệt hấp dẫn của tô bún bò là rổ rau (không có rau không thành bún bò!). Xà lách, bắp chuối xắt ghém (sợi rau đạt đến độ mỏng "tế vi"), thêm ít giá cọng nhỏ và rau quế để nguyên lá. Tất cả xới lên, trộn đều chưa ăn đã thấy ngon! Cái đặc biệt nữa là nước mắm nêm vào. Quán nào cũng có chén nước mắm đặc sệt ớt xiêm thái nhỏ với cái muổng cà phê nhỏ xíu. Đĩa rau đầy vun có ngọn mang ra, khách thong thả vắt thêm miếng chanh nhỏ, rồi nêm thêm muổng mắm ớt.
Có lẽ tính hấp dẫn của chén mắm làm cho khách ăn mặn hay ăn nhạt cũng phải nêm thêm! Người ăn mặn có thể nêm đến vài muổng, người ăn nhạt cũng nêm tí chút gọi là cho có nêm với người ta! Gắp rau bỏ vào tô và cứ thế. Hết tô bún thì đĩa rau cũng chỉ còn vài ba cọng. Trong quá trình xì xà, xì xụp, nếu khách nào ăn cay, thì phải "thủ thế" thêm trái ớt xiêm xanh. Cắn miếng ớt xiêm xen kẽ vài hiệp giữa gắp bún, thật ngon!
Những hàng bún bò bình dân ít có giò heo vì khách hàng là giới lao động. Tuy vậy, nước dùng vẫn ngon không kém. Tô bún bò càng ngon ở thời điểm hơi trưa, vắng khách. Lúc này nước sắc lại, vị đậm đà. Nói chung, đã đến Nha Trang, dứt khoát phải thưởng thức một tô bún bò!
Ngoài bún bò Nha Trang có món bún chả cá ngon nổi tiếng ở đây. Quả thực Nha Trang đúng là vùng đất tuyệt vời cho chuyến du lịch của bạn. Hãy đêns Nha Trang và khám phá thêm nền ẩm thực ở đấy nhé.
Nguồn: Tổng hợp