F tháng 1 2015

Vẻ đẹp Vịnh Nha Trang về đêm

Nếu ban ngày, phố biển Nha Trang được ví như một “nàng công chúa” xinh đẹp nằm nghiêng mình bên bờ vịnh xanh, thì khi đêm về, “nàng công chúa” ấy khoác lên mình bộ xiêm y lộng lẫy, lung linh nhất để đi trẩy hội.

Vinpearl Land - Thiên đường vui chơi giải trí

Vinpearl Land hay Khu du lịch Hòn Ngọc Việt là một khu du lịch sang trọng của Nha Trang nằm trên đảo hòn Tre. Vinpearl Land thành lập năm 2001, lên sàn chứng khoán HOSE từ năm 2008 và là một cơ sở của tập đoàn Vingroup.

Khu di tích Tháp Bà Ponagar

Khu di tích Tháp Bà Ponagar, Nha Trang - Khánh Hoà là một trong những quần thể kiến trúc thuộc nền văn hóa Chăm Pa có quy mô vào loại lớn nhất còn lại ở miền Trung Việt Nam.

Thứ Hai, 26 tháng 1, 2015

Khám phá viện Hải dương học ở Nha Trang



Viện Hải dương học ở Nha Trang là nơi lưu giữ những mẫu sinh vật quý hiếm, đây là điểm du lịch thu hút nhiều du khách tới đây thăm quan.

Bảo tàng Hải dương học được du khách mọi lứa tuổi chọn là điểm thăm quan khi du lịch Nha Trang


Ban đầu, Bảo tàng Hải dương học Nha Trang có tên là Hồ cá Hải học viện Nha Trang được Toàn quyền Đông Dương thành lập năm 1923 cùng với Viện Hải dương học Nha Trang - tiền thân là Sở nghề cá Đông Dương, là một trong những cơ sở nghiên cứu khoa học đầu tiên ở Việt Nam. Trong quá trình hình thành và phát triển, cùng với Viện Hải dương học, Bảo tàng Hải dương học đã trở thành một bảo tàng độc lập, có quy mô lớn và có giá trị với hơn 20.000 mẫu vật của hơn 4.000 loài sinh vật biển và hàng trăm loài hiện đang được nuôi trong môi trường nhân tạo.

Trong Bảo tàng có riêng khu trưng bày tài nguyên biển đảo Hoàng sa - Trường sa


Bảo tàng là nơi lưu trữ, trưng bày một tập hợp mẫu vật lớn nhất Việt Nam, có tầm cỡ ở khu vực và là kết quả dày công nghiên cứu, tìm kiếm của Viện Hải dương học trong suốt quá trình hoạt động. Cách bài trí mẫu vật hết sức khoa học với lớp lớp những loài, những loại, hoặc để trần, hoặc ngâm trong bình foóc-môn theo từng cá thể có ghi rõ tên khoa học cùng tên thường dùng của chúng.

Tấm bản đồ do những nhà hàng hải Hà Lan vẽ năm 1754, đã ghi nhận quần đảo Hoàng Sa (Paracel) là của Việt Nam




Nơi đây, du khách có thể tận mắt nhìn thấy Bản đồ Trường sa ghép từ hạt cà phê Việt Nam


Điểm tham quan đầu tiên là nơi trưng bày hình ảnh và các mô hình sinh thái biển. Tại đây, du khách được cập nhật những kiến thức cơ bản nhất về địa hình thềm lục địa Việt Nam, độ sâu đáy biển ở từng vùng và các mô hình sinh cảnh của rạn san hô...

Du khách được tận mắt nhìn thấy rùa biển nuôi trong hồ




Những rặng san hô đẹp lung linh


Khu thứ 2 là hệ thống hồ nuôi sinh vật biển nằm dọc theo bờ biển. Có đến hàng chục loài cá, rùa biển và các sinh vật khác như cầu gai, hải sâm, sao biển, tôm hùm, sam, trai tai tượng... được các nhà khoa học nuôi dưỡng, chăm sóc hằng ngày.

Một loại tôm cư trú nhiều trong các rạn san hô ở Trường Sa


Khu trưng bày tiêu bản và hồ cá nằm ở tầng trệt của toà nhà chính, giới thiệu những mẫu đặc trưng của bảo tàng được sắp xếp theo hệ thống tiến hoá của sinh vật.

Có thể tìm thấy trong đó rất nhiều đại diện các loài rong biển, hải miên, động vật ruột khoang, giun nhiều tơ, động vật thân mềm, lớp giáp cổ, giáp xác, ngành da gai và các loài cá sụn, cá mập, cá xương, chim biển, thú biển...

Cá mao tiên, một loài cá rất đẹp được mệnh danh là “công chúa biển”


Du khách thỏa thích chiêm ngưỡng vẻ đẹp của hàng trăm loài sinh vật biển nhiệt đới, vô số loài cá hình thù kỳ dị và nhiều sắc màu tung tăng bơi lội trong những hồ nuôi lớn nhỏ khác nhau như: cá mao tiên, những con sam biển, cá mập, hải quỳ ống, các loại san hô, cá chim, cá ngựa…

Nhà trưng bày mẫu lớn ấn tượng với bộ xương cá voi khổng lồ. Bộ xương này được khai quật tại xã Hải Cường, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Hà năm 1994 trong khi đào mương thủy lợi. Bộ xương dài 18m và có trọng lượng gần 10 tấn


Khu trưng bày mẫu vật lớn bao gồm các loài cá mập, cá heo, hải cẩu...và ấn tượng nhất là bộ xương cá voi lưng gù dài gần 18 mét (khai quật tại Nam Hà năm 1994).

Hải cẩu là loài duy nhất được nuôi trong phòng máy lạnh


Khu đa dạng sinh học biển lưu trữ trên 20.000 mẫu vật đại diện của hơn 10.000 loài đã được các nhà nghiên cứu biển cẩn trọng lập hồ sơ, sắp xếp theo hệ thống phân loại, vì vậy mọi người có thể dễ dàng tìm kiếm, tra cứu.

Cá mặt quỷ, còn gọi là cá đá vì có hình thức ngụy trang rất đặc biệt, giống như đá. Gai trên lưng cá chứa độc tố mạnh, nhưng thịt cá lại không chứa độc tố và là một loại đặc sản

Bảo tàng Hải dương học Nha Trang không chỉ cho du khách một cái nhìn khá tổng quát về đại dương, sự đa dạng tài nguyên thiên nhiên ở nước ta mà còn góp phần giáo dục, nâng cao ý thức bảo vệ các loài sinh vật biển đang có nguy cơ diệt chủng và bảo vệ toàn vẹn chủ quyền biển, đảo Việt Nam.
Nếu có cơ hội đến Nha Trang bạn nên đến viện Hải dương học để tham quan bảo tàng này. Chúc bạn có một chuyến đi vui vẻ.
Nguồn: Sưu tầm

Thứ Tư, 21 tháng 1, 2015

Khám phá Lễ hội ăn mừng lúa mới của người Raglai ở Khánh Hòa

Khánh Hòa có nhiều lễ hội độc đáo thu hút nhiều khách du lịch tới đây tham gia. Lễ hội ăn mừng lúa mới của người Raglai ở Khánh Hòa là một trong số đó, đây là lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc ở Khánh Hòa.
Thời gian tổ chức Lễ hội Ăn mừng lúa mới của người Raglai bắt đầu từ tháng 11 đến giữa tháng Giêng âm lịch hàng năm, tại xã Sơn Hiệp, huyện miền núi Khánh Sơn, Khánh Hòa.

Trong nghi lễ nông nghiệp của người Raglai, lễ hội Ăn mừng lúa mới hết sức quan trọng và được xem như là ngày Tết cổ truyền của dân làng. Người Raglai có tín ngưỡng đa thần, tin rằng, cây cối đều có hồn và được thần linh cai quản. Các vị thần đó đã cho họ cuộc sống tốt hơn. Vì thế, sau khi thu hoạch, bao giờ họ cũng làm lễ cúng tạ thần Lúa – Bắp và Ông Bà tổ tiên đã phù hộ rồi mới ăn. Trong lễ cúng còn cầu xin cho con cháu trong làng mạnh khỏe, mùa màng năm sau bội thu hơn năm trước.
Lễ hội mừng lúa mới của người Raglai Khánh Hòa

Lễ hội do từng gia đình tổ chức, qui mô lớn hay nhỏ phụ thuộc vào kết quả thu hoạch mùa vụ và điều kiện kinh tế. Lễ hội thường từ 1 đến 3 ngày.


Các bước lễ hội được tiến hành như sau:

- Trước hết là lên rẫy (chọn rẫy tốt nhất) làm lễ cúng Thần Lúa, “xin rước Thần Lúa về nhà”. Lễ cúng này đơn giản, lễ vật là trầu cau, cơm, trứng luộc và rượu. Sau khi cúng, mọi người cùng nhau tuốt lúa, làm sạch cho vào gùi và rước Thần Lúa về nhà. 

- Lễ Ăn mừng lúa mới là lễ chính được tổ chức linh đình, rộn ràng (những gia đình được mùa to, cúng lớn tổ chức tại nhà dài). Bà con trong thôn giúp chuẩn bị gạo, nếp, rau củ, mổ heo, gà, nấu nướng. Đặc biệt là chuẩn bị vật liệu cho việc nấu món canh Bùi. Đó là món truyền thống không thể thiếu trong lễ cúng để dâng Thần Lúa – Bắp và Ông Bà. “Canh Bùi có nguyên liệu từ gạo của lúa mới và lá cây Bột ngọt giã nhuyễn, nấu chung với rau Rịa xắt nhỏ. Canh Bùi khi chín sền sệt, có mùi vị béo, thơm của gạo, ngọt của rau”.

Thầy cúng hành lễ có sự chứng giám của gia đình và bà con trong thôn. Các nghi thức cúng được tiến hành rất cẩn trọng.

Sau phần lễ, chủ nhà thường bưng chén rượu đến mời từng người một. Mọi người cùng nhau ăn, uống, chúc cho nhau những điều tốt đẹp nhất. Rượu càng vào thì các điệu hát A - lâu, Ma – Diêng, nhịp chiêng Sa – va – lâu, Ato – pa – krúc..., càng sôi nổi. Thanh niên trong làng còn đốt lửa trại, cùng nhau ca hát, nhảy múa suốt đêm. Cứ như vậy, mùa lễ hội của người Raglai có khi kéo dài đến cả tháng, các làng (Plơi) luôn rộn rã tiếng cồng chiêng.

Lễ ăn lúa mới diễn ra hằng năm sau mỗi vụ thu hoạch. Đây là một nét văn hoá đẹp trong đời sống tinh thần của người Raglai, và là dịp để con cháu trong gia đình và bà con lối xóm cùng chung vui, uống rượu cần và cùng nhau đánh mã la, cồng chiêng, múa hát quanh đống lửa thâu đêm suốt sáng
Nếu có cơ hội đến Nha Trang dịp này bạn hãy đến tham gia lễ hôi ăn mừng lúa mới này để khám phá thêm nhiều nét độc đáo của người Khánh Hòa nhé

Suối Ba Hồ một thắng cảnh đẹp ở Nha Trang


Suối Ba Hồ là một thắng cảnh tuyệt đẹp của Nha Trang thu hút du khách thập phương đến đây thăm quan nghỉ máy. Dòng nước trắng xóa chảy mạnh qua những vách đá to tạo nên bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp.

 Suối Ba Hồ thuộc địa phận thôn Phú Hữu, xã Ninh Ích, huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa, cách Tp. Nha Trang khoảng 25km về phía nam.



Vẻ đẹp suối Ba Hồ...

Đó là một con suối bắt nguồn từ đỉnh Hòn Son, cao trên 600m, chảy giữa hai triền núi đá xuống cánh đồng thôn Phú Hữu, xã Ninh Ích rồi đổ ra đầm Nha Phu. Suối mang tên Ba Hồ vì phía đầu nguồn, trên đường vượt núi, băng rừng để xuống với biển, có ba lần suối mở lòng ra ngay trên lưng núi, tạo liên tiếp ba cái hồ với cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, mỗi hồ mỗi khác khiến từ xưa con suối đã được du khách gần xa biết đến cùng với những huyền thoại ly kỳ, hấp dẫn gắn với nó. Bạn muốn du lịch về đây có thể tham gia các tour du lịch hay đi du lịch bụi.



Nước suối luồn lách qua những khe đá tạo dòng nước trong veo, mát lành...





Du khách sẽ được cảm nhận nhiều thứ ly kỳ và hấp dẫn...

Qua lỗi mòn, leo lên hồ thứ nhất du khách có thể đã cảm thấy nản lòng vì quá mệt, đến hồ thứ hai lại phải vượt qua những ghềnh đá mấp mô, những hang động đôi khi chỉ đủ một người chui lọt và khi đến được hồ thứ 3 thì du khách thực sự đã được “nếm trải” đủ các cảm giác leo núi, vượt suối, đi theo đường mòn... Ngoài việc tận hưởng khí trời, du khách còn được chinh phục độ cao, được khám phá những hang động nhỏ, những thác nước tuôn trắng xóa... với những cảm giác vừa hồi hộp vừa thú vị. Sau chặng leo núi du khách có thể nghỉ ngơi dưới những tán cây rộng râm mát của khu rừng nguyên sinh hoặc vừa ngâm mình trong làn nước trong vắt vừa thưởng ngoạn những giai điệu của núi rừng với tiếng chim hót ríu rít xen lẫn tiếng nước chảy róc rách từ những thác nước gần đó. Theo người dân địa phương, để có thể đi hết hành trình này phải mất gần 1 ngày.



Du khách dạo chơi giữa hồ...

Nằm trên tuyến đường thuận lợi, cạnh các địa điểm du lịch khác như Đại Lãnh, Dốc Lết, Ninh Thủy… Ba Hồ là một điểm dừng chân lý thú dành cho du khách với đầy đủ các dịch vụ vui chơi, giải trí như khu ăn uống, giải khát, nhà nghỉ, các trò chơi trên sông...
Suối Ba Hồ quả thật là điểm du lịch, giải trí tuyệt vời. Trong tương lai hi vọng điểm du lịch này ngày càng phát triển thu hút nhiều khahc sdu lịch hơn nữa.
Nguồn: Sưu tầm

Thứ Ba, 20 tháng 1, 2015

Đến Nha Trang khám phá đầm Bấy

Nha Trang là thành phố biển được xếp vào hạng đẹp nhất thế giới. Nha Trang có rất nhiều bãi biển đẹp Hòn Mun, Hòn Một, Đầm bấy... Chún ta cùng đi tìm hiểu về đầm Bấy- một trong những điểm đến du khách không thể bỏ qua

Nằm ở phía nam của đảo Hòn Tre, Đầm Bấy là một vịnh hoang sơ nhưng khi đi du lịch Nha Trang giá rẻ du khách sẽ có khá nhiều điều bất ngờ. Ở đây có bãi tắm đẹp và quanh năm hầu như không bị sóng gió. Với bãi cát vàng mịn và làn nước biển trong vắt nhìn thấy tận đáy.



Biển ở Nha Trang nhìn từ trên cao
Để đi du lịch Nha Trang đến Đầm Bấy chỉ mất 15 phút đi bằng tàu cao tốc và 45 phút đi bằng tàu gỗ du lịch. Đến bến thuyền ở gần Viện Hải dương họcNha Trang, xuống ca nô, thẳng tiến đến hòn Mun rồi chuyển qua tàu đáy kính và tha hồ ngắm nhìn thế giới đầy màu sắc, sống động dưới đáy biển. Những rặng san hô đầy màu sắc, những đàn cá tung tăng bơi lội… thế giới dưới nước lặng lẽ mà sống động lần lượt diễn ra qua màn kính trong suốt như pha lê.



Vịnh Đầm Bấy Nha Trang


Du lịch Nha Trang đến Tắm biển Đầm Bấy nơi đây rất an toàn vì nó nằm trong một vịnh khép kín, bốn bề là núi, nên rất ít sóng gió. Có thể nói, đây thật sự là nơi thích hợp cho những du khách thích du lịch theo kiểu: “Robinson trên hoang đảo”.

Đến Nha Trang không chỉ có biển, Đầm Bấy còn có một "quần thể" ghềnh đá, đồi núi hoang sơ, khá hấp dẫn đối với những người thích khám phá. Ở vịnh Đầm Bấy vẫn còn có nhiều rặng san hô đẹp không thua kém những vùng biển có san hô khác ở biển Nha Trang. Vì thế, nơi đây cũng là một địa điểm hấp dẫn du khách đi tour du lịch Nha Trang thích khám phá lòng biển.



Du khách ở Đầm Bấy Nha Trang
Đến với Đầm Bấy, những lo toan thường nhật dường như cũng được cuốn trôi. Cảm giác thư thái khi ở dưới những chái lều nhỏ nép mình dưới chân núi, nằm dọc bờ vịnh, yên bình như một làng chài nhỏ. Hành trình du lịch Nha Trang du khách còn có thể thưởng thức hải sản trên nhà hàng nổi bềnh bồng trên mặt biển, vừa ngắm biển. Buổi trưa, khu du lịch này còn mở tiệc buffet với 20 món hải sản được bài trí trên những chiếc thuyền thúng được bài trí bên những gốc dừa trông rất dễ thương, và rất hấp dẫn.
Nếu bạn đi du lịch Nha Trang thì đừng bỏ qua điểm đến hấp dẫn đầm Bấy này nhé, Chúc bạn có một chuyến đi vui vẻ

Thứ Tư, 14 tháng 1, 2015

Cách chế biến tổ yến một đặc sản Nha Trang

Tổ yến có thể dùng làm thuốc hoặc làm dưới dạng món ăn đều rất bổ dưỡng.Tổ yến có tác dụng bổ dưỡng cao, làm cường tráng, dai sức, kích thích tiêu hóa, giúp an thần, gây ngủ, cầm máu, chữa được bệnh ho, thổ huyết, kiết lỵ. Đây đã trở thành một đặc sản  nổi tiếng Nha Trang mà bất cứ du khách nào đến Nha Trang cũng muốn thưởng thức một lần
Thuốc bổ được làm từ tổ yến rất tốt cho người ốm yếu, cao tuổi, sản phụ băng huyết, trẻ em suy dinh dưỡng. Ngày qua ngày, chim yến hàng (loài chim sống ở biển miền Trung và các đảo) miệt mài nhả dãi (nước bọt) thành những vòng tròn xoáy trôn ốc để xây nên những chiếc tổ xinh xắn mà nếu bị lấy đi, chim lại tiếp tục không nản làm lại tổ khác để duy trì nòi giống.


Tổ chim yến còn có tên dân dã là tai yến (vì tổ nom giống như tai người), còn trong y học cổ truyền và giao dịch kinh tế, nó được gọi là yến sào (yến: chim én, sào: tổ). Tổ yến được khai thác làm hai đợt. Đợt thứ nhất vào tháng 3 trước khi chim đẻ trứng. Đợt thứ hai vào tháng 7-8 sau khi chim non rời tổ, tự bay và kiếm mồi.

Chính việc khai thác hợp lý này đã tạo điều kiện thuận lợi cho đàn chim phát triển (dưỡng chim). Tổ yến hình nôi tròn hoặc bầu dục, cong bán nguyệt, màu trắng xám, có khi màu hồng hoặc đỏ, to bằng nửa quả trứng vịt, dài khoảng 7 cm, rộng 5 cm, nặng độ 10 g. Đôi khi có những tổ to, dày, nặng khoảng 18-20 g mà người ta cho rằng đó là tổ do chim xây lần đầu, những lần sau làm lại tổ nhỏ dần và mỏng. Lại có nhận định là tổ to do chim trẻ làm và tổ nhỏ do chim già làm.

Tổ yến khai thác về được chải sạch chất bẩn, nhặt hết lông tơ, rồi phân thành nhiều loại như sau: Yến huyết có màu đỏ tươi, mép có viền trắng, được xếp vào loại thượng hạng. Loại yến này rất hiếm gặp, thường mỗi vụ thu hoạch chỉ được vài trăm tổ. Theo các nhà khoa học, tổ yến có màu đỏ là do vách đá nơi chim yến làm tổ có nhiều oxyde sắt, còn theo truyền thuyết dân gian thì do chim cố gắng hết sức để làm tổ nên bị ra máu.

Yến quang hay yến bạch là tổ làm lại lần thứ hai, to dày, màu trắng trong, nặng 10-12 g, là loại một. Yến thiên màu trắng đục, xanh hoặc vàng, nặng 9-10 g, loại hai. Yến địa màu xám, tím hoặc đen nhạt, nặng 6-7 g, loại ba (tổ của chim già). Ngoài ra, còn có yến bã trầu màu hồng, yến bài là tổ chưa làm xong hoặc bị vỡ, yến mao là tổ mới làm lần đầu, yến xiêm là tổ rất bẩn, dính đầy lông (ít được dùng).

Cách chế biến tổ yến:
Ngâm tổ trong nước lã 3-4 giờ hoặc nước nóng 1/2-1 giờ, khi thấy các sợi dãi đã tã ra thì vớt lên (có thể xoa ít dầu lạc), nhặt hết lông chim, rác rưởi, rêu núi và các chất bẩn khác còn bám vào. Thay bằng nước lã, khỏa đều. Cứ thế rửa sạch nhiều lần, để ráo nước. Lúc này, sợi yến có màu trắng lục nhạt, nhỏ và dai giống như sợi miến. Tổ yến có hàm lượng protein khá cao (43-55%, nhiều hơn thịt, cá) và các acid amin rất cần thiết cho cơ thể con người, không thay thế được và như cystein, phenylalamin, tyrosin.... Nó cũng chứa đường glucose với hàm lượng cao; lượng mỡ thấp, và các vitamin B, C, E, PP; các muối natri, sắt, phosphor; các nguyên tố vi lượng. Về mặt thực phẩm, yến sào được liệt vào hàng “cao lương mỹ vị”, là một trong 8 món ăn nổi tiếng (bát trân) cùng với bào ngư, hải sâm, vây cá mập, đế chân voi, bàn tay gấu... Dùng riêng, yến sào sấy khô, tán bột mịn, uống mỗi ngày 6-12 g. Dùng liền 7-10 ngày. Dùng phối hợp, yến sào (được yến huyết càng tốt), tắc kè, tử hà sa (rau thai nhi), ngưu hoàng lượng bằng nhau, sấy khô, tán nhỏ, rây bột mịn, luyện với mật làm viên bằng hạt ngô. Ngày uống 20 viên chia làm 2 lần.

Có thể dùng yến sào dưới dạng món ăn - vị thuốc theo các phương cách sau: Yến thả: Sợi yến hấp cách thủy cho chín (không nấu trực tiếp với nước vì dễ bị nát và mất chất bổ) được xếp vào bát con, rải thịt gà xé lên trên, rồi chan nước luộc gà thật nóng. Thêm gia vị cho đủ ngọt, ăn làm một lần. Yến tần: Sợi yến nhồi vào bụng chim bồ câu đã làm thịt sạch cùng với ít gạo nếp, đậu xanh, mộc nhĩ hoặc nấm hương, gia vị. Hầm cách thủy cho chín nhừ. Ăn trong ngày. Chè yến: Sợi yến đã hấp cách thủy cho vào bát con. Đường kính nấu với nước đến sôi, bắc ra, cho lòng trắng trứng và vỏ trứng tán vụn để quyện lấy tạp chất. Lọc thật trong, rồi dội vào bát yến. Ăn khi chè còn ấm. Có người còn hấp sợi yến với đường phèn và ít sâm hoặc nước dừa. Trong dân gian, người ta dùng cả máu yến (yến huyết), phân yến (yến thỉ), thịt chim yến (yến nhục) và tổ yến trong đó có xác của chim yến non mới nở (sào nội yến tử). Phân chim yến 30 g (phơi khô, sao vàng, tán bột) trộn với tỏi (3 củ) giã nát, thêm hồ làm viên bằng hạt ngô. Mỗi lần uống 3 viên với nước ấm, chữa ngộ độc.
Đi Nha Trang mua tổ yến về làm quà thì thật là tuyệt vời bởi tác dụng của tổ yến rất tốt nhất là đối với người già. Đây cũng là một món ăn cao cấp ở Nha Trang mà ai đến đây cũng muốn thưởng thức.
Nguồn: Sưu tầm

Khám phá khu di tích Tháp Bà Ponagar nổi tiếng ở Nha Trang



Nha Trang nổi tiếng với quần thể kiến trúc độc đáo là khu quần thể Tháp Bà Ponagar. Khu di tích Tháp Bà Ponagar được người Champa xây dựng mang nét đẹp văn hóa cổ xưa của người Champa đến nay vẫn được bảo tồn, trở thành điểm tham quan nổi tiếng ở Nha Trang.
Tháp Bà Ponagar là ngôi đền nằm trên đỉnh một ngọn đồi nhỏ cao khoảng 50 mét so với mực nước biển. Ở cửa sông Cái, cách trung tâm thành phố Nha Trang khoảng 2 km về phía bắc.


Tháp Bà Ponagar nhìn từ cầu Xóm Bóng

Tổng thể kiến trúc của Ponagar gồm 3 tầng, đi từ dưới lên trên. Ở tầng thấp, ngang mặt đất bằng là ngôi tháp cổng mà nay không còn nữa. Từ đấy có những bậc thang bằng đá dẫn lên tầng giữa.

Ở tầng giữa gọi là Mandapa (tức là nhà khách, nhà tĩnh tâm) dành cho khách hành hương nghỉ ngơi, chuẩn bị lễ vật. Mandapa dài 20m, rộng 15m, gồm 4 hàng cột hình bát giác (bao gồm 10 cột lớn và 12 cột nhỏ). Trên thân các cột lớn có các lỗ mộng, khoét sâu vào thân cột, đối xứng ngang bằng với đỉnh của các cột nhỏ.


Những cột hình bát giác ở tầng giữa

Tầng trên cùng là nơi các ngọn tháp toạ lạc. Những ngôi tháp được xây dựng theo kiểu Chăm, gạch xây rất khít mạch, không nhìn thấy chất kết dính. Tháp thờ chính ở dãy trước khá lớn và cao khoảng 23 mét, là tháp Ponagar.

Tháp có 4 tầng, mỗi tầng đều có cửa, tượng thần và hình thú bằng đá. Bên trong là tượng nữ thần (cao 2,6 m) tạc bằng đá hoa cương màu đen (trước đó là gỗ trầm hương, và xa hơn nữa là bằng vàng) ngồi trên bệ đá uy nghiêm hình đài sen, lưng tựa phiến đá lớn hình lá bồ đề. Đây là một kiệt tác về điêu khắc Chămpa, là sự kết hợp hài hòa giữa kỹ thuật tượng tròn và chạm nổi.


                                                                 Tháp Bà Ponagar
Trên đỉnh tháp có tượng thần Shiva cỡi ngưu thần Nandin, và các tượng linh vật như chim thiên nga, dê, voi v.v.
Từ ngày 21 đến ngày 23 tháng 3 âm lịch hàng năm là thời điểm diễn ra lễ hội Tháp Bà với nhiều hoạt động phong phú, đa dạng nhằm giới thiệu, tôn vinh những nét đẹp của văn hoá Chăm và được xếp hạng là một trong 16 lễ hội quốc gia.
Nếu đã đến Nha Trang thì bạn hãy ghé qua thăm khu di tích Tháp Bà Ponagar để được chiêm ngưỡng nét đẹp văn hóa cổ xưa nhất là vào đúng thời điểm diễn ra lễ hội tại đây.. Chúc bạn có một chuyến du lịch vui vẻ.
Nguồn: Tổng hợp